I. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc; các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ; lớp học; tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có); hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật; hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).
II. Giám đốc Trung tâm
1. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của Trung tâm.
2. Tiêu chuẩn Giám đốc Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc; các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ; lớp học; tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có); hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật; hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).
II. Giám đốc Trung tâm
1. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của Trung tâm.
2. Tiêu chuẩn Giám đốc Trung tâm
a) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt.
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
c) Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm.
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với giám đốc Trung tâm theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc Trung tâm
a) Xây dựng, phê duyệt chiến lược và kế hoạch phát triển Trung tâm.
b) Xây dựng quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Trung tâm; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của trung tâm.
d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định trả lương theo vị trí việc làm gắn với hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng nhân viên theo nhu cầu của Trung tâm; quản lý, sử dụng viên chức và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Hàng năm, tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
đ) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong Trung tâm.
e) Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học trong Trung tâm theo quy định của pháp luật.
g) Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh. dịch vụ trong hoạt động giáo dục hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
h) Cấp học bạ, chứng chỉ, chứng nhận cho người học đạt yêu cầu theo quy định.
i) Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.
k) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động giáo dục, đào tạo của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
I) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
m) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về Sở Giáo dục và Đào tạo.
n) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
III. Phó giám đốc Trung tâm
1. Phó giám đốc Trung tâm là người giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm.
2. Tiêu chuẩn phó giám đốc Trung tâm
a) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt.
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
c) Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với phó giám đốc Trung tâm theo quy định của pháp luật.
IV. Các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ
Các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu và giúp giám đốc Trung tâm trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của Trung tâm như: Giáo vụ, đào tạo, hành chính, quản trị; tổ chức cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; quản lý học viên, người học; quản lý tài chính, tài sản, quản lý thiết bị theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc giao.
Giám đốc quyết định thành lập các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo cơ cấu tổ chức của Trung tâm đã được phê duyệt trong đề án vị trí việc làm của Trung tâm.
1. Phòng Hành chính – Đào tạo
a) Cơ cấu tổ chức
Phòng Hành chính - Đào tạo có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Chức năng, nhiệm vụ
- Thực hiện công tác văn thư của trung tâm (công văn đến, công văn đi, phân phối, hướng dẫn và kiểm tra quy cách các văn bản, theo dõi việc thực hiện, lưu trữ,...).
- Tham gia công tác Bảo vệ bí mật nhà nước của Trung tâm.
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức in ấn, sao chép tài liệu phục vụ cho công tác và hội nghị.
- Theo dõi và cấp giấy giới thiệu, công lệnh, giao nhận bưu phẩm...
- Quản lý, sử dụng con dấu của trung tâm;.
- Quản lý cơ sở vật chất của trung tâm.
- Tham mưu lãnh đạo trung tâm tổ chức Hội nghị viên chức người lao động hàng năm, các hội nghị hội, thảo khác của trung tâm.
- Quản lý tài chính và giá trị tài sản của Trung tâm.
- Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm các quy định về quản lý tài chính, kế toán dựa trên nền tảng các chế độ của Nhà nước và chính sách, định hướng phát triển của Trung tâm.
- Tham mưu xây dựng dự toán thu, chi và kiểm tra, kiểm soát, đánh giá việc thực hiện dự toán.
- Tham mưu liên kết các cơ sở đào tạo để đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học phục vụ trong ngành đồng thời góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng.
- Tham mưu đào tạo các khóa ngắn hạn cấp chứng chỉ theo nhu cầu xã hội.
- Xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát nhu cầu người học đề xuất kế hoạch chiêu sinh, mở lớp; liên kết, đào tạo - bồi dưỡng, nghiệp vụ; phối hợp với các cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên, nhân viên trường học; theo dõi quản lý học viên; lập hồ sơ, quản lý việc cấp phát chứng nhận, chứng chỉ.
2. Phòng Giáo viên
a) Cơ cấu tổ chức
Phòng Giáo viên có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên như: tin học, ngoại ngữ, chương trình giáo dục thường xuyên,…
- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
- Tổ chức biên soạn, nghiệm thu chương trình, giáo trình thuộc phạm vi sử dụng của Trung tâm.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên học chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ chuyên môn thuộc tổ mình quản lý.
- Tham mưu Ban Giám đốc nội dung các chương trình bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham mưu Ban Giám đốc thực hiện công tác lựa chọn sách giáo khoa; xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn theo chương trình sách giáo khoa.
V. Tổ chức cơ sở đảng, Các hội đồng và đoàn thể trong Trung tâm
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trung tâm hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Hội đồng thi đua và khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp giám đốc tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên trong Trung tâm. Hội đồng thi đua khen thưởng do giám đốc thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó giám đốc, một số trưởng phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
3. Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật học viên được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học viên theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học viện do giám đốc quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: bí thư cấp ủy, phó giám đốc, một số trưởng phòng, các giáo viên chủ nhiệm lớp có học viên vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học viên của Trung tâm (đối với học viên trong độ tuổi học phổ thông).
b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên và nhân viên dược thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn do giám đốc thành lập theo yêu cầu cụ thể của công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của hội đồng tư vấn do giám đốc Trung tâm quy định. Các thành viên của Hội đồng làm theo vụ việc và không hưởng lương.
5. Tổ chức đoàn thể Trung tâm
Các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của tổ chức và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm.
Tùy quy mô phát triển của trung tâm mà trung tâm có thể thành lập các phòng khác theo quy định của pháp luật.